Kết quả tìm kiếm cho "giao phà Vàm Cống"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 274
Năm nào cũng vậy, con nước mùng 10/10 (âm lịch), đàn cá bơi đầy sông, bà con mang ngư cụ khai thác chộn rộn. Từ bao đời nay, hiện tượng cá ra dường như mặc định của tạo hóa, chưa ai giải thích được. Nhờ vậy, ngư dân có thu nhập rủng rỉnh từ con cá, con tôm theo con nước.
Ngày 31/8, Công ty Cổ phần Phà An Giang cho biết, nhằm đảm bảo phục vụ hành khách qua phà an toàn, nhanh chóng, tránh ùn ứ giao thông vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, doanh nghiệp sẽ tăng tần suất các chuyến phà phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong 4 ngày nghỉ lễ (từ ngày 31/8 đến hết 3/9/2024).
Suốt 200 năm qua, kinh Vĩnh Tế “cần mẫn” chuyên chở phù sa, mang nước ngọt về tưới tắm cho đồng bằng châu thổ. Những khách thương hồ đang ngược xuôi trên dòng kênh huyền thoại ấy chắc hẳn không quên công ơn các bậc tiền nhân đã biến vùng biên viễn Tây Nam Tổ quốc thành mảnh đất trù phú, thanh bình và thịnh vượng.
Thời gian qua, An Giang được Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông đạt nhiều kết quả quan trọng.
Toàn tỉnh An Giang có 318 tuyến đường thủy nội địa, trong đó tỉnh quản lý 22 tuyến; huyện, thị xã, thành phố quản lý 278 tuyến; còn lại do Trung ương quản lý. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm chết 6 người, bị thương 3 người, thiệt hại tài sản khoảng 318 triệu đồng. Từ đó, cho thấy tai nạn giao thông đường thủy khá nguy hiểm, nếu người dân chủ quan, không tuân thủ đúng quy định.
Chiều 6/8, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Kỳ cho biết, trên sông Vàm Nao, khu vực giữa xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) và xã Tân Trung (huyện Phú Tân), đã xảy ra vụ va chạm giữa tàu chở hàng và phà chở khách ngang sông.
Để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy mùa mưa lũ, lực lượng cảnh sát giao thông (Công an tỉnh An Giang) đã triển khai nhiều kế hoạch, phương án thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền pháp luật. Đồng thời, xử lý các hành vi vi phạm về mất an toàn giao thông (ATGT) đường thủy.
Qua hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 2021 - 2030, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp (DN) và Nhân dân trong tỉnh, KTXH An Giang có nhiều khởi sắc, tăng trưởng vững chắc qua từng năm.
Trải qua 2 thế kỷ, kênh đào Vĩnh Tế (1824 - 2024) chắn đầu biên giới Việt Nam - Campuchia làm nhiệm vụ xác lập chủ quyền bờ cõi, bảo đảm an ninh, quốc phòng của Tổ quốc. Đồng thời, con kênh bồi đắp phù sa cho nhiều ngàn héc-ta đất nông nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên, phát triển giao thương rộng khắp và cung cấp nguồn thủy sản dồi dào phục vụ đời sống người dân.
An Giang có lợi thế vị trí chiến lược địa kinh tế, địa chính trị, có cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông và là vùng nông nghiệp đặc hữu với điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước ngọt... mang đến nhiều cơ hội, tiềm năng để tỉnh phát triển trên các trụ cột kinh tế - xã hội (KTXH). Tận dụng tốt lợi thế, tỉnh đang đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo phát triển đô thị bền vững theo hướng từ đô thị xanh đến đô thị thông minh trên cơ sở đảm bảo phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn.
Bắt nguồn từ hữu ngạn dòng Mekong, kênh Vĩnh Tế có chiến lược quan trọng bậc nhất trong hệ thống kênh đào miền châu thổ Cửu Long. Giờ đây, ven bờ Vĩnh Tế, nhà cửa khang trang, tạo nên sức sống phồn thịnh, cư dân biên giới luôn ghi nhớ công ơn mở mang bờ cõi của bậc tiền nhân.
Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngoài tổ chức các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh An Giang còn khen thưởng, tôn vinh cán bộ công đoàn tiêu biểu; thăm và tặng quà đoàn viên, cán bộ công đoàn các thời kỳ. Các cấp công đoàn sẽ đồng loạt tập trung các hoạt động chăm lo đời sống đoàn viên, thực hiện tháng cao điểm kết nạp người lao động (NLĐ) vào tổ chức công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS)…